Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang tham vấn ý kiến các chuyên gia giáo dục trong và ngoài nước để xây dựng Chiến lược tổng thể phát triển giáo dục đại học (ĐH) Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2035.
Sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thường xuyên được thực tập ở các viện nghiên cứu và thực hành
Bên lề hội nghị tham vấn đầu tiên, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã trao đổi với báo chí về nội dung này, trong đó bộ trưởng nhấn mạnh đến tính trách nhiệm giải trình và tự chủ ĐH.
Bộ trưởng PHÙNG XUÂN NHẠ: Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục ĐH đóng vai trò quan trọng vì trực tiếp đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Chất lượng của bậc học này có vai trò quyết định đối với tăng năng suất lao động và tăng trưởng của đất nước. Trước kia chúng ta cũng rất quan tâm chất lượng giáo dục ĐH, tuy nhiên chưa có một kế hoạch tổng thể tầm chiến lược. Đặc biệt là chiến lược phải dựa trên tổng kết thực tiễn, đánh giá thật kỹ những gì mạnh, yếu, chỉ rõ những nút thắt của giáo dục ĐH và dựa vào tham khảo kinh nghiệm quốc tế.
Xem thêm: Các ngành hot trong tương lai 5-10 năm tới
Những tồn tại, yếu kém của giáo dục ĐH Việt Nam hiện nay chúng ta đều đã nhìn thấy rõ: lực lượng lao động được đào tạo trình độ ĐH vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Thiếu các nghiên cứu khoa học có chất lượng quốc tế từ các cơ sở giáo dục ĐH. Hạn chế về tự chủ ĐH và trách nhiệm giải trình; thiếu chính sách tạo động lực hiệu quả đối với đầu tư của xã hội, doanh nghiệp cho giáo dục ĐH; cơ chế tài chính cho giáo dục ở cấp quốc gia lẫn cấp cơ sở chưa hiệu quả và thiếu bền vững…
Có nhiều nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém mà giáo dục ĐH Việt Nam đang gặp phải. Trong đó, một nguyên nhân quan trọng là thiếu một chiến lược phát triển dài hạn, khả thi và hội nhập với xu thế phát triển giáo dục ĐH của thế giới; thiếu một chiến lược được xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu thực chứng, luận cứ khoa học vững chắc và đúc rút thực tiễn phát triển giáo dục ĐH của các quốc gia trên thế giới.
Giáo dục ĐH nói riêng, hệ thống giáo dục của chúng ta nói chung, trong bối cảnh hiện nay là phải tiếp cận theo hướng hội nhập, để từng bước hệ thống giáo dục của chúng ta hội nhập toàn cầu. Riêng đối với giáo dục ĐH là phải đi trước vì nguồn nhân lực tới đây phải có tính toàn cầu. Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, trong quá trình xây dựng chiến lược tổng thể giáo dục ĐH, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến kinh nghiệm quốc tế, nhất là những nước có điều kiện gần giống Việt Nam, như Hàn Quốc. Chúng tôi sẽ thảo luận hết sức cởi mở giữa chuyên gia trong nước và quốc tế về những điểm yếu, mạnh của giáo dục ĐH Việt Nam. Từ nay đến 2020 là giai đoạn chuẩn bị thật kỹ để đưa ra một chiến lược có tầm nhìn, có lộ trình, có sự phân công cụ thể để bảo đảm cải cách căn cơ giáo dục ĐH Việt Nam, chứ không phải là cải cách từng bước một. Đó là điểm mới của lần xây dựng chiến lược tổng thể lần này: có tính hệ thống, có tính hội nhập toàn cầu.
Như vậy là bộ trưởng rất tự tin lần này giáo dục ĐH Việt Nam sẽ được cải cách một cách căn cơ?
Trong quá trình tham vấn sẽ có nhiều ý kiến, nhưng phải có mục tiêu. 4 vấn đề cụ thể mà Bộ GD-ĐT muốn làm rõ, trước hết là khung chiến lược tổng thể tiếp cận thế nào. Nếu tiếp cận đúng, trúng, thì các bước sau sẽ thuận. Còn nếu tiếp cận quá hàn lâm hoặc đi vào cái quá cụ thể thì sẽ mất tính hệ thống. Do đó, phải xác định cách tiếp cận đúng để có một chiến lược tổng thể chất lượng. Thứ hai là phải xác định các thành tố của chiến lược, chẳng hạn tự chủ ĐH là trọng tâm thì cơ chế tự chủ tài chính ra sao, kết nối ĐH với doanh nghiệp thế nào. Nói tóm lại, cách tiếp cận phải thực tiễn, có tầm nhìn dài và có tính hội nhập quốc tế.
Ban đầu của cải cách hệ thống giáo dục ĐH có thể chúng ta chưa có hiệu quả ngay, nhưng qua thời gian, với một lộ trình, tôi tin giáo dục ĐH Việt Nam trong vòng 10 năm tới sẽ “vào nhịp”. Khi đã vào nhịp rồi thì sẽ tự phát triển. Vấn đề quan trọng là để các trường ĐH phát huy được vai trò của mình. Vai trò của Chính phủ, của các trường đều phải rõ. Chính phủ tạo môi trường thuận lợi cho các trường phát triển và giám sát, chứ không can thiệp. Các trường ĐH phát triển theo quy định và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo.
Chiến lược phát triển giáo dục ĐH chắc chắn không thể không quy hoạch lại mạng lưới ĐH. Vậy dự kiến sẽ sắp xếp các trường thế nào?
Tại thời điểm này thì chưa thể nói sẽ tăng, giảm bao nhiêu trường. Nhưng chủ trương là phải xếp loại các trường, số trường sẽ phải điều chỉnh theo hướng giảm. Chúng ta sẽ phải bảo đảm hệ thống các trường ĐH có chất lượng rõ, mạch lạc. Ví dụ, nhóm trường chất lượng cao đi theo hướng nghiên cứu, nhóm trường đi theo hướng thực hành… thì phải rõ ra. Nhưng dù trường lớn hay trường nhỏ thì đều phải tuân thủ điều kiện bảo đảm chất lượng. Và rất dễ xảy ra khả năng các trường ĐH nhỏ sẽ phải điều chỉnh, thậm chí phải sáp nhập, giải thể, nếu không đáp ứng được yêu cầu bảo đảm chất lượng đào tạo.
Bộ GD-ĐT đang chỉ đạo rất quyết liệt vấn đề bảo đảm chất lượng đào tạo. Trường ĐH tự chủ nhưng không có nghĩa là muốn làm gì thì làm. Tự chủ nhưng phải gắn với điều kiện bảo đảm chất lượng và trách nhiệm giải trình. Như vừa rồi các trường ĐH đưa ra tổ hợp “lạ” để xét tuyển, ngành kỹ thuật, tài chính lại tuyển sinh khối C chẳng hạn, là chúng tôi chỉ đạo ngay, không thể tùy tiện được. Tự chủ nhưng phải dựa trên những nguyên tắc về chất lượng.
Những tồn tại, yếu kém của giáo dục ĐH Việt Nam hiện nay chúng ta đều đã nhìn thấy rõ: lực lượng lao động được đào tạo trình độ ĐH vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Thiếu các nghiên cứu khoa học có chất lượng quốc tế từ các cơ sở giáo dục ĐH. Hạn chế về tự chủ ĐH và trách nhiệm giải trình; thiếu chính sách tạo động lực hiệu quả đối với đầu tư của xã hội, doanh nghiệp cho giáo dục ĐH; cơ chế tài chính cho giáo dục ở cấp quốc gia lẫn cấp cơ sở chưa hiệu quả và thiếu bền vững…
Có nhiều nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém mà giáo dục ĐH Việt Nam đang gặp phải. Trong đó, một nguyên nhân quan trọng là thiếu một chiến lược phát triển dài hạn, khả thi và hội nhập với xu thế phát triển giáo dục ĐH của thế giới; thiếu một chiến lược được xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu thực chứng, luận cứ khoa học vững chắc và đúc rút thực tiễn phát triển giáo dục ĐH của các quốc gia trên thế giới.
Giáo dục ĐH nói riêng, hệ thống giáo dục của chúng ta nói chung, trong bối cảnh hiện nay là phải tiếp cận theo hướng hội nhập, để từng bước hệ thống giáo dục của chúng ta hội nhập toàn cầu. Riêng đối với giáo dục ĐH là phải đi trước vì nguồn nhân lực tới đây phải có tính toàn cầu. Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, trong quá trình xây dựng chiến lược tổng thể giáo dục ĐH, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến kinh nghiệm quốc tế, nhất là những nước có điều kiện gần giống Việt Nam, như Hàn Quốc. Chúng tôi sẽ thảo luận hết sức cởi mở giữa chuyên gia trong nước và quốc tế về những điểm yếu, mạnh của giáo dục ĐH Việt Nam. Từ nay đến 2020 là giai đoạn chuẩn bị thật kỹ để đưa ra một chiến lược có tầm nhìn, có lộ trình, có sự phân công cụ thể để bảo đảm cải cách căn cơ giáo dục ĐH Việt Nam, chứ không phải là cải cách từng bước một. Đó là điểm mới của lần xây dựng chiến lược tổng thể lần này: có tính hệ thống, có tính hội nhập toàn cầu.
Như vậy là bộ trưởng rất tự tin lần này giáo dục ĐH Việt Nam sẽ được cải cách một cách căn cơ?
Trong quá trình tham vấn sẽ có nhiều ý kiến, nhưng phải có mục tiêu. 4 vấn đề cụ thể mà Bộ GD-ĐT muốn làm rõ, trước hết là khung chiến lược tổng thể tiếp cận thế nào. Nếu tiếp cận đúng, trúng, thì các bước sau sẽ thuận. Còn nếu tiếp cận quá hàn lâm hoặc đi vào cái quá cụ thể thì sẽ mất tính hệ thống. Do đó, phải xác định cách tiếp cận đúng để có một chiến lược tổng thể chất lượng. Thứ hai là phải xác định các thành tố của chiến lược, chẳng hạn tự chủ ĐH là trọng tâm thì cơ chế tự chủ tài chính ra sao, kết nối ĐH với doanh nghiệp thế nào. Nói tóm lại, cách tiếp cận phải thực tiễn, có tầm nhìn dài và có tính hội nhập quốc tế.
Ban đầu của cải cách hệ thống giáo dục ĐH có thể chúng ta chưa có hiệu quả ngay, nhưng qua thời gian, với một lộ trình, tôi tin giáo dục ĐH Việt Nam trong vòng 10 năm tới sẽ “vào nhịp”. Khi đã vào nhịp rồi thì sẽ tự phát triển. Vấn đề quan trọng là để các trường ĐH phát huy được vai trò của mình. Vai trò của Chính phủ, của các trường đều phải rõ. Chính phủ tạo môi trường thuận lợi cho các trường phát triển và giám sát, chứ không can thiệp. Các trường ĐH phát triển theo quy định và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo.
Chiến lược phát triển giáo dục ĐH chắc chắn không thể không quy hoạch lại mạng lưới ĐH. Vậy dự kiến sẽ sắp xếp các trường thế nào?
Tại thời điểm này thì chưa thể nói sẽ tăng, giảm bao nhiêu trường. Nhưng chủ trương là phải xếp loại các trường, số trường sẽ phải điều chỉnh theo hướng giảm. Chúng ta sẽ phải bảo đảm hệ thống các trường ĐH có chất lượng rõ, mạch lạc. Ví dụ, nhóm trường chất lượng cao đi theo hướng nghiên cứu, nhóm trường đi theo hướng thực hành… thì phải rõ ra. Nhưng dù trường lớn hay trường nhỏ thì đều phải tuân thủ điều kiện bảo đảm chất lượng. Và rất dễ xảy ra khả năng các trường ĐH nhỏ sẽ phải điều chỉnh, thậm chí phải sáp nhập, giải thể, nếu không đáp ứng được yêu cầu bảo đảm chất lượng đào tạo.
Bộ GD-ĐT đang chỉ đạo rất quyết liệt vấn đề bảo đảm chất lượng đào tạo. Trường ĐH tự chủ nhưng không có nghĩa là muốn làm gì thì làm. Tự chủ nhưng phải gắn với điều kiện bảo đảm chất lượng và trách nhiệm giải trình. Như vừa rồi các trường ĐH đưa ra tổ hợp “lạ” để xét tuyển, ngành kỹ thuật, tài chính lại tuyển sinh khối C chẳng hạn, là chúng tôi chỉ đạo ngay, không thể tùy tiện được. Tự chủ nhưng phải dựa trên những nguyên tắc về chất lượng.
Đăng nhận xét