TIN MỚI

Entertainment

Technology

Travelling

Tư vấn ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông

 Hiện nay, Việt Nam và thế giới đang trong thời kỳ phát triển nhanh về khoa học và công nghệ, trong khi nguồn nhân lực lĩnh vực này lại thiếu hụt. Vì vậy, khối ngành kỹ thuật, điển hình như ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông  đang là sự lựa chọn hàng đầu của các sinh viên trẻ, năng động, đam mê công nghệ khoa học kỹ thuật.

Ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông là gì?

kỹ thuật điện tử viễn thông

Hiểu một cách đơn giản thì ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông là ngành sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các thiết bị vệ tinh, cáp và thiết bị điện tử như: máy thu hình, điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng,… nhằm xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu, giúp cho việc trao đổi thông tin giữa con người với nhau diễn ra thuận lợi trong những điều kiện không gian và thời gian khác nhau.

Theo học ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn về lĩnh vực điện tử, truyền thông và có khả năng tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật điện tử tiên tiến như mạng không dây; mạng truyền số liệu; vi ba số; hệ thống phát thanh truyền hình; công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu, âm thanh, hình ảnh. Sinh viên có khả năng tiếp cận, nắm bắt các công nghệ, kỹ thuật điện tử tiên tiến và hoạt động của mạng truyền thông hiện đại; đồng thời có khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông.

Xem thêm: Kỹ thuật điện tử viễn thông có học lập trình không?

Học ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông ra trường làm gì?

kỹ thuật điện tử viễn thông

Theo thống kê, nhóm ngành Cơ khí - Điện - Điện tử là 1 trong 10 nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao, đều đặn qua các năm và trong tương lai. Trong đó số lượng việc làm dành cho các kỹ sư Kỹ thuật điện tử, viễn thông sau khi tốt nghiệp ra trường đang ngày càng phong phú cùng với mức thu nhập cao và ổn định tại các vị trí quan trọng như:

  • Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, công ty thiết kế sản xuất vi mạch, công ty sản xuất các thiết bị điện tử viễn thông
  • Chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu mạng tại các công ty viễn thông
  • Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, viễn thông, công ty sản xuất phần mềm thế giới di động,…
  • Có thể đảm nhận vai trò Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, truyền thông,…

Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư Kỹ thuật điện tử viễn thông còn có khả năng tự học và nâng cao trình độ học vấn ở các bậc học Thạc sĩ, Tiến sĩ…

Ra trường, làm việc ở đâu?

  • Các Viện, Trung tâm: Viện Công nghệ Viễn thông, Viện Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin (CNTT), Viện Ứng dụng công nghệ, Viện Nghiên cứu Điện tử – tin học – Tự động hóa, Viện Điện tử – Kỹ thuật quân sự, Các TT. Thông tin, TT. Viễn thông trên toàn quốc.
  • Các Cục, Vụ: Cục Tần số vô tuyến điện, Cục Ứng dụng CNTT, Cục CNTT và Thống kê hải quan, Vụ Bưu chính, vụ Viễn Thông, Vụ Công nghiệp CNTT, Vụ Khoa học công nghệ,…
  • TCT Viễn thông quân đội (Viettel), Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT, Vinaphone,…), Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, TCT Truyền thông đa phương tiện Việt Nam… và hàng loạt công ty, đơn vị trực thuộc: Cty Điện tử viễn thông hàng hải, Cty Điện tử viễn thông VTC, Cty Phát triển CNTT VTC, các Cty Viễn thông liên tỉnh, quốc tế, các cơ quan an ninh, quốc phòng, hệ thống các đài phát thanh, truyền hình từ Trung ương đến địa phương,…
  • Các phòng chức năng: Bưu chính viễn thông, Quản lý viễn thông.. tại các Sở Bưu chính viễn thông, Bưu điện,… ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.
  • Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử, truyền thông

Người nào nên học ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông?

kỹ thuật điện tử viễn thông

Sinh theo học ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông là những người có các tố chất sau:

  • Sống thực tế, thích hành động hơn là suy nghĩ;
  • Thích làm việc với máy móc, thiết bị, công cụ;
  • Thích tìm tòi và đam mê cập nhật những tiến bộ mới của thiết bị, công nghệ, kỹ thuật số;
  • Yêu thích các sản phẩm công nghệ: Điện thoại đi động, máy tính bảng, tivi thông minh, máy tính xách tay, các thiết bị không dây,…

Thông qua những chia sẻ trên đây phần nào giúp bạn hiểu thêm về ngành học đang làm mưa làm gió trên thị trường hiện nay. Để tìm hiểu thêm về ngành học và được hỗ trợ tư vấn định hướng bản thân phù hợp với ngành học này vui lòng đăng ký tại đây!
Hotline: 0914 709 118

Những điều cần biết về ngành Điện tử viễn thông

  Theo những chuyên gia phân tích nhu cầu nhân lực, nhóm ngành kỹ thuật nói chung và ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông nói riêng là một trong những ngành được đánh giá cao về nhu cầu nhân lực trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay. Theo thông tin thị trường TP.HCM, nhu cầu nhân lực nhóm ngành nghề này trong giai đoạn 2020 – 2025 rất lớn, có thể lên đến 16.000 người/năm. 

1. Ngành Kỹ thuật điện tử - Viễn thông là gì?
   Ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông là ngành ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại tạo nên các thiết bị truyền thông và các thiết bị điện tử: Tivi, điện thoại di động, máy tính, các mạch điều khiển, hệ thống nhúng, ... nhằm xây dựng hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu giúp cho việc trao đổi thông tin được thuận tiện hơn, xây dựng các hệ thống tự động giúp cho việc giao tiếp giữa người và máy thân thiện hơn, xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển các thiết bị.
 Xem thêm: 

Kỹ thuật điện tử viễn thông có học lập trình không?

2. Tố chất cần có để học ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông
   ✔ Tư duy logic: Nếu có định hướng theo học ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông thì đòi hỏi bạn phải có tư duy logic. Khả năng này rất quan trọng vì nó cho phép bạn nắm bắt, xử lý thông tin một cách mạch lạc, qua đó dễ dàng quản lý cũng như vận hành hệ thống máy móc kỹ thuật phức tạp. 
   ✔ Kiên trì nhẫn nại: Đối với ngành kỹ thuật Điện tử - Viễn thông nói riêng và tất cả các ngành trong giáo dục nói chung tính kiên trì nhẫn nại là yếu tố không thể thiếu đối với mỗi sinh viên. Nhưng vì sao ngành này lại đòi hỏi bạn phải có tính kiên trì nhẫn nại cao? Vì hằng ngày trong quá trình làm việc chúng ta phải tiếp xúc với máy móc đòi hỏi chúng ta phải miệt mài sáng tạo để tìm ra những phương pháp tối ưu nhất trong quá trình làm việc, đối với những công việc lặp đi lặp lại đòi hỏi chúng ta phải tỉ mỉ cẩn thận, bạn không dễ dàng bỏ cuộc tìm ra giải pháp công nghệ mới dù trước đó có thất bại.
   ✔ Ham học hỏi và trau dồi kiến thức: Công nghệ thay đổi và phát triển liên tục, những kiến thức hôm nay có thể ngày mai đã trở thành lỗi thời. Do đó, theo học ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông bạn cần phải liên tục trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ để không bị tụt hậu so với thế giới. 
   ✔ Đam mê: đam mê chính là tố chất quan trọng nhất với tất cả các ngành, vì khi đam mê bạn mới hoàn thành tốt mọi công việc và không bao giờ ngại khó khăn. Đam mê sẽ là bước đệm giúp bạn đi đến thành công. 
 
3. Học Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông ra trường làm gì?
Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay thì vai trò của Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông là không thể thiếu. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, người học có thể đảm nhận những vị trí công việc sau:
    ⦁ Chuyên viên tư vấn, thiết kế và vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, công ty sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, những công ty sản xuất vi mạch, hệ thống IoT;
    ⦁ Chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu mạng tại những công ty viễn thông;
    ⦁ Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, viễn thông;
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đảm nhận vai trò của Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, truyền thông.

Marketing

 

Một số ngành có nhiều cơ hội việc làm khi ra trường, dựa vào nhu cầu xã hội như: công nghệ, marketing, quản trị, ngôn ngữ, xã hội.

Theo một số chuyên gia, việc học Cao đẳng, Đại học như quá trình đầu tư sinh lợi. Sinh viên và gia đình sẽ đầu tư tiền với khoảng thời gian thích hợp để thu lại lượng kiến thức và kỹ năng cần thiết nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường lao động sau khi tốt nghiệp.

Quá trình này mang lại hiệu quả kinh tế hay trở thành rủi ro đều liên quan đến việc sinh viên chọn lĩnh vực nào để đầu tư. Hay nói cách khác là chọn ngành học phù hợp.

Dưới đây là một số ngành thí sinh có thể tham khảo cho mùa tuyển sinh 2018.

XEM THÊM: 

Mức lương ngành Digital Marketing có cao như mọi người vẫn nghĩ?

Nhóm ngành công nghệ

Công nghệ phát triển nhanh chóng tạo ra nhiều nhu cầu tuyển dụng. Theo báo cáo thị trường tuyển dụng của VietnamWorks, IT - Phần mềm là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao.

Nhóm ngành công nghệ hấp dẫn bạn trẻ đam mê khám phá và ứng dụng thành tựu tiên tiến vào đời sống. Chương trình giảng dạy bám sát thực tế, trang bị cho sinh viên kỹ năng nghề nghiệp.

Trong những năm qua, nhóm ngành này thu hút nhiều thí sinh đăng ký. Thí sinh có thể lựa chọn các ngành trong nhóm này như: Công nghệ thông tin, Kỹ thuật điện tử truyền thông, Tự động hóa, Điện - Điện tử… 

Nhóm ngành marketing

Các doanh nghiệp đều cần bộ phận marketing hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Nhiều công ty truyền thông, quảng cáo ra đời đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện nay.

Theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM, từ nay đến năm 2020, ngành marketing cần hơn 10.000 lao động mỗi năm. Xu hướng tuyển dụng nhân lực năm 2018 trong chuyên ngành Digital marketing kết hợp giữa kiến thức thương mại điện tử, công nghệ thông tin và marketing…

Sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng về kinh doanh và marketing như: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện...

Ngành học này thích hợp với những bạn năng động, sáng tạo, đổi mới không ngừng. Tính cạnh tranh cao nhưng mức lương nhóm ngành marketing cũng hấp dẫn.



Xu hướng việc làm 2021

 

Trong một thị trường lao động, việc làm đầy biến động thì việc nắm bắt được xu hướng, thị hiếu của xã hội sẽ giúp người lao động (NLĐ) luôn có "đất dụng võ", để sự nghiệp ngày càng thăng tiến.

Biến động lớn sau một loạt khủng hoảng năm 2020 đã khiến xu hướng làm việc của NLĐ ngày nay cũng thay đổi và dịch chuyển mạnh mẽ. Để thích ứng và phát triển sự nghiệp bền vững sau giai đoạn khủng hoảng kết thúc, NLĐ phải nắm bắt được xu hướng nghề nghiệp ngay từ bây giờ, đặc biệt là xu hướng trong năm Tân Sửu 2021.

XEM THÊM: 

Xu hướng việc làm trên thế giới sau đại dịch COVID-19

Làm việc từ xa (remotely working) sẽ là xu hướng đầu tiên mà NLĐ cần lưu tâm. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã bắt buộc các doanh nghiệp (DN) điều chỉnh văn hóa và thói quen làm việc từ hành chính cố định sang làm việc từ xa để linh động hơn và dễ dàng kiểm soát tác hại do dịch bệnh gây ra. Điều này vô tình tạo nên một xu hướng làm việc mới cho NLĐ khi bước vào năm 2021. Đó là một môi trường năng động, linh hoạt về thời gian, đề cao chất lượng công việc và tính sáng tạo cũng như sự kỷ luật trong lao động.

Xu hướng việc làm sẽ thay đổi - Ảnh 1.

Chỗ làm việc linh động là xu hướng của năm 2021

Địa điểm làm việc linh hoạt cũng là xu hướng trong năm nay. Sau gần 1 năm thực hiện giãn cách xã hội và gần 1 năm cấm bay quốc tế, xu hướng linh hoạt địa điểm làm việc dần được thiết lập từ các DN quy mô vừa đến lớn. NLĐ giờ đây có thể linh hoạt làm việc cả ở nhà và ở công ty theo sự sắp xếp của DN, nhằm bảo đảm an toàn trong tình hình dịch bệnh lây lan. Việc linh hoạt địa điểm làm việc sẽ giúp nhân viên có được sự thoải mái khi làm việc và giúp DN duy trì tính cạnh tranh, hợp tác và hiệu quả trước các biến động của dịch bệnh. Đây được xem là xu hướng làm việc mới phá vỡ toàn bộ truyền thống tại nơi làm việc ở Việt Nam và trên thế giới. Mặc dù các DN gặp không ít khó khăn và thử thách trong việc kiểm soát giờ giấc và hiệu quả làm việc của nhân viên nhưng xu hướng này vẫn đang nhận được sự hưởng ứng lớn từ chính sách nhân sự. Hiện nay, xuất hiện khá nhiều phần mềm như Sococo, Workplace, Zoom... cho phép DN và nhân viên giao tiếp hiệu quả ngay cả khi chỉ đến văn phòng 2-3 buổi/tuần.

 

Học sinh lớp 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT ngay trong dịch thế nào?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp hơn cả năm ngoái khiến học sinh không tránh khỏi những âu lo.
Học sinh lớp 12 năm nay đã quen với  việc học trực tuyến  /// Đào Ngọc Thạch
Học sinh lớp 12 năm nay đã quen với việc học trực tuyến
ĐÀO NGỌC THẠCH
Khác với năm ngoái, năm nay nhà trường và học sinh đã có sự chuẩn bị về tinh thần và các khâu cho kỳ thi tốt nghiệp THPT tốt hơn. Tuy vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhưng do tình hình dịch bệnh sát ngày thi nên mọi thứ bỗng trở nên căng thẳng, cả thầy cô và học sinh không tránh khỏi hoang mang, lo lắng.
XEM THÊM: 

Tuổi 18: Phải làm sao khi trượt đại học?

Sẵn sàng học, thi chung với dịch

Rút kinh nghiệm của năm ngoái khi dịch bệnh lần đầu xuất hiện, đa số học sinh đều bị bối rối trong một khoảng thời gian dài sau tết, năm nay, hầu hết các thầy cô và học sinh lớp 12 đều chuẩn bị những biện pháp ứng phó nhất định, đưa ra lộ trình và phương án ôn thi phù hợp để sẵn sàng học chung với dịch.
Cụ thể, nhiều học sinh lớp 12 đã hoàn thành chương trình học trước đó và trong tâm thế ôn thi tốt nghiệp THPT sớm.
Thanh Hương, học sinh lớp 12 trường THPT Võ Văn Kiệt (Q.8, TP.HCM), cho biết: “Các thầy cô luôn trong tinh thần sẽ học trực tuyến bất kỳ lúc nào, em đã được học hết chương trình trên lớp sớm để đảm bảo đủ kiến thức cho kỳ thi.” Hiện tại, Hương chỉ cần tự ôn tập thêm. Các bạn lớp 12 năm nay cũng đã quen với việc học trực tuyến do đã có một năm “trải nghiệm”, tinh thần tự học cũng được rèn luyện từ trước.
Một số trường ngay trong giai đoạn đầu khi đợt bùng dịch lần thứ hai, đã có những biện pháp phòng dịch sớm. Hương cũng chia sẻ, trường chia mỗi lớp thành hai phòng và thực hiện các biện pháp phòng dịch tốt nhất trong thời gian còn đi học tại trường.
So với năm ngoái, năm nay các hình thức học trực tuyến đã phổ biến hơn rất nhiều. Học sinh và cả giáo viên cũng đã có sự chủ động hơn trong việc tiếp cận các công cụ hỗ trợ, các ứng dụng học từ xa.
Học sinh lớp 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT ngay trong dịch thế nào? - ảnh 1

 

Hà Nội: Chuẩn bị phương án dạy học trực tuyến nếu COVID-19 bùng phát trở lại


TTO - Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các nhà trường phải chủ động kế hoạch, chuẩn bị phương án dạy học trực tuyến khi dịch COVID-19 lại bùng phát.

Trước đó, trong đợt dịch cuối năm 2020, Sở Giáo dục và đào tạo đã có hướng dẫn cụ thể với các nhà trường về việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng chuyển sang dạy học trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp. Hà Nội cũng đã có một đợt các nhà trường dạy học trực tuyến sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán.

Hướng dẫn về dạy học trực tuyến của Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội hiện sẽ vẫn áp dụng trong tình huống phải chuyển sang dạy học trực tuyến, tuy nhiên lưu ý các nhà trường cần có sự chuẩn bị về tinh thần và các điều kiện cần thiết để chủ động, tránh gây xáo trộn, lúng túng.


Xem thêm: 

Học online đại học có được thi tuyển công chức không?

Đặc biệt là giai đoạn sắp tới học sinh cuối cấp sẽ ôn tập, chuẩn bị thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp trung học phổ thông nên cần có phương án để hỗ trợ học sinh ôn tập hiệu quả, cả trong điều kiện bình thường và trong tình huống có dịch bùng phát.

Ngay trong đợt nghỉ lễ 30-4 và 1-5, Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội yêu cầu các nhà trường tăng cường các giải pháp phòng dịch như vệ sinh, khử khuẩn trường học, thực hiện nghiêm thông điệp "5K" của Bộ Y tế (gồm khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế; cài đặt và sử dụng ứng dụng "An toàn COVID-19"; yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh khai báo y tế bằng mã QR Code...

Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội cũng yêu cầu các nhà trường rà soát ngay trang thiết bị, vật tư y tế, bảo đảm sẵn sàng ứng phó trước mọi diễn biến phức tạp của dịch, đồng thời các nhà trường phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để nắm thông tin về tình hình sức khỏe học sinh, đặc biệt là các gia đình học sinh đi nghỉ trong dịp lễ.

Ngay trong dịp này, Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội sẽ có các đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các đơn vị giáo dục, trường học, xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm quy định về phòng dịch.

 

Thêm nhiều đại học tổ chức dạy online phòng Covid-19

HÀ NỘIĐại học Mở, Tài nguyên và Môi trường hay Đại học Công nghệ kích hoạt dạy và học trực tuyến trước đợt Covid-19 mới.

Ngày 1/5, Đại học Mở Hà Nội cho biết đã kích hoạt hệ sinh thái công nghệ để chuyển toàn bộ hoạt động dạy - học và sự kiện đông người tham gia sang hình thức trực tuyến. Các đơn vị trực thuộc cũng được yêu cầu chủ động tổ chức thi hết học phần bằng trực tuyến. Đối với các học phần phải thi tập trung, cán bộ, giảng viên, sinh viên phải đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch.

Để nắm bắt lịch sử đi lại của cán bộ và người học trong bối cảnh nhiều người về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Đại học Mở Hà Nội đề nghị mọi người khai báo y tế qua hệ thống của trường. Các đơn vị lập danh sách người có liên quan đến vùng dịch để xử lý và cung cấp thông tin dịch tễ cho cơ quan chức năng khi cần thiết.

Một sự kiện của Đại học Mở Hà Nội được chuyển trạng thái sang trực tuyến trong đợt dịch trước. Ảnh: HOU.

Một sự kiện của Đại học Mở Hà Nội được chuyển trạng thái sang trực tuyến trong đợt dịch trước. Ảnh: HOU.

Xem thêm: https://eneu.vn/thuc-hu-ve-uu-va-nhuoc-diem-cua-hoc-dai-hoc-online

Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội yêu cầu sinh viên không đến trường, chuyển sang học trực tuyến từ ngày 4/5 sau khi có 13 ca dương tính với nCoV được phát hiện trong hai ngày qua. Các bài giảng sẽ được triển khai trực tuyến trên nền tảng Google Meet. Trường chưa thông báo thời gian sinh viên đi học tập trung trở lại.

Đại học Tài chính - Ngân hàng cho sinh viên khóa 7, 8, 9 hệ đại học học trực tuyến từ ngày 4/5 đến hết ngày 8/5 theo thời khóa biểu qua Zoom. Tương tự, Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cho sinh viên học trực tuyến từ ngày 4/5 đến 8/5. Lịch thi cuối học kỳ sẽ bắt đầu từ ngày 28/5. Việc điều chỉnh lịch thi sẽ được phòng Đào tạo thông báo trước ngày 8/5.

Trước đó, một trường khác thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là Đại học Kinh tế thông báo chuyển các lớp học từ trực tiếp sang online trên phần mềm Microsoft Teams sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5. Ở TP HCM, Đại học Sư phạm Kỹ thuật phải cho 20.000 sinh viên ngừng đến trường do có ca F1.

Trong hai ngày 29-30/4, cả nước ghi nhận 13 ca Covid-19 lây nhiễm cộng đồng, trong đó Hà Nam 7 ca, Hà Nội 3, Hưng Yên 2 và TP HCM 1. Các ca này đều liên quan đến "bệnh nhân 2899", nam, 28 tuổi. Người này từ Nhật Bản về trên chuyến bay VJ3613 nhập cảnh sân bay Đà Nẵng ngày 7/4, được cách ly tập trung ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại Đà Nẵng. Sau 14 ngày với ba lần xét nghiệm dương tính, anh trở về Hà Nam ngày 22/4. Tới 24/4, anh có biểu hiện ho, sốt, đau họng, xét nghiệm dương tính nCoV ngày 29/4.

Đây là đợt bùng dịch thứ 4 ở Việt Nam và cũng là lần thứ 4 các trường phải kích hoạt việc dạy và học online.

 
Copyright © 2014 Báo Học Tập. Designed by Quản Dương