Theo những chuyên gia phân tích nhu cầu nhân lực, nhóm ngành kỹ thuật nói chung và ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông nói riêng là một trong những ngành được đánh giá cao về nhu cầu nhân lực trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay. Theo thông tin thị trường TP.HCM, nhu cầu nhân lực nhóm ngành nghề này trong giai đoạn 2020 – 2025 rất lớn, có thể lên đến 16.000 người/năm.
1. Ngành Kỹ thuật điện tử - Viễn thông là gì?
Ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông là ngành ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại tạo nên các thiết bị truyền thông và các thiết bị điện tử: Tivi, điện thoại di động, máy tính, các mạch điều khiển, hệ thống nhúng, ... nhằm xây dựng hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu giúp cho việc trao đổi thông tin được thuận tiện hơn, xây dựng các hệ thống tự động giúp cho việc giao tiếp giữa người và máy thân thiện hơn, xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển các thiết bị.
Xem thêm:
Kỹ thuật điện tử viễn thông có học lập trình không?
2. Tố chất cần có để học ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông
✔ Tư duy logic: Nếu có định hướng theo học ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông thì đòi hỏi bạn phải có tư duy logic. Khả năng này rất quan trọng vì nó cho phép bạn nắm bắt, xử lý thông tin một cách mạch lạc, qua đó dễ dàng quản lý cũng như vận hành hệ thống máy móc kỹ thuật phức tạp.
✔ Kiên trì nhẫn nại: Đối với ngành kỹ thuật Điện tử - Viễn thông nói riêng và tất cả các ngành trong giáo dục nói chung tính kiên trì nhẫn nại là yếu tố không thể thiếu đối với mỗi sinh viên. Nhưng vì sao ngành này lại đòi hỏi bạn phải có tính kiên trì nhẫn nại cao? Vì hằng ngày trong quá trình làm việc chúng ta phải tiếp xúc với máy móc đòi hỏi chúng ta phải miệt mài sáng tạo để tìm ra những phương pháp tối ưu nhất trong quá trình làm việc, đối với những công việc lặp đi lặp lại đòi hỏi chúng ta phải tỉ mỉ cẩn thận, bạn không dễ dàng bỏ cuộc tìm ra giải pháp công nghệ mới dù trước đó có thất bại.
✔ Ham học hỏi và trau dồi kiến thức: Công nghệ thay đổi và phát triển liên tục, những kiến thức hôm nay có thể ngày mai đã trở thành lỗi thời. Do đó, theo học ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông bạn cần phải liên tục trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ để không bị tụt hậu so với thế giới.
✔ Đam mê: đam mê chính là tố chất quan trọng nhất với tất cả các ngành, vì khi đam mê bạn mới hoàn thành tốt mọi công việc và không bao giờ ngại khó khăn. Đam mê sẽ là bước đệm giúp bạn đi đến thành công.
3. Học Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông ra trường làm gì?
Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay thì vai trò của Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông là không thể thiếu. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, người học có thể đảm nhận những vị trí công việc sau:
⦁ Chuyên viên tư vấn, thiết kế và vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, công ty sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, những công ty sản xuất vi mạch, hệ thống IoT;
⦁ Chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu mạng tại những công ty viễn thông;
⦁ Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, viễn thông;
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đảm nhận vai trò của Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, truyền thông.
Đăng nhận xét