TIN MỚI

Các trường đại học không thể mãi dựa vào kỳ thi THPT để tuyển sinh

Hiện nay chương trình tuyển sinh đại học chủ yếu dựa vào kết quả xét tuyển kỳ thi THPT quốc gia mà không đánh giá đúng năng lực học của thí sinh, tạo nên nhiều bất cập trong quá trình tuyển sinh.

Các trường đại học không thể mãi dựa vào kỳ thi THPT


Ông Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, ĐHQG TP.HCM, cho biết kỳ thi đánh giá năng lực mà cơ sở đào tạo này sử dụng trong năm 2018 nhằm hướng tới các mục đích: Khả năng tự chủ tuyển sinh; Tuyển chọn năng lực phù hợp vào học đại học cộng “giá trị gia tăng” để tạo ra nhân lực có chất lượng; Đổi mới phương thức tuyển sinh phù hợp xu thế quốc tế; Định hướng kiến thức THPT và thể hiện vai trò đầu tàu của ĐHQG TP.HCM trong giáo dục đại học ở Việt Nam.

Xem thêm: 
Tư vấn chọn nghề nghiệp để không lo việc làm
các ngành hot trong tương lai

Bắt đầu từ năm 2016, ĐHQG TP.HCM đã chuẩn bị đề án thi đánh giá năng lực. Cuối tháng 2.2017 khi đề án được thông qua. ĐHQG TP.HCM bắt tay xây dựng ngân hàng câu hỏi và chuẩn bị cơ sở vật chất cho kì thi.

Hiện nay, ngân hàng đề thi đã được xây dựng chặt chẽ. Mỗi câu hỏi trước khi đưa vào ngân hàng đề thi đều được xây dựng căn cứ theo ma trận đề thi, phản biện nhiều vòng.

"Căn cứ trên kết quả thử nghiệm, chúng tôi sẽ đánh giá độ phân biệt của câu hỏi và loại những câu hỏi không phù hợp. Qua 3 đợt thi thử nghiệm ở các trường THPT tại 3 địa phương, có 60% thí sinh cho rằng các em làm đủ thời gian làm bài; 10% thí sinh đánh giá dư thời gian còn 30% thí sinh cho rằng thiếu thời gian làm bài. Sau khi thử nghiệm chúng tôi đã loại bỏ 5% số câu hỏi không phù hợp khỏi ngân hàng”- ông Chính cho biết.

Cũng theo ông Chính, hiện tại số lượng câu hỏi cho ngân hàng đề thi đã dư theo thông lệ quốc tế. Để có 1 đề thi, ĐHQG TP.HCM đã phải chuẩn bị ít nhất gấp 30 lần số câu hỏi.

"Chúng tôi nghĩ rằng đây là một cơ hội lớn cho thí sinh khi được thử nghiệm với hình thức này. Ngoài ra, mức phí 200.000 đồng/thí sinh, thì ĐHQG sẽ "lỗ" nhưng xác định "lỗ" để chọn được sinh viên giỏi” – ông Chính nói.

Tại buổi thông tin này, ông Nguyễn Hội Nghĩa, Phó Giám đốc ĐGQG TP.HCM, cho rằng các kì thi hiện nay chủ yếu kiểm tra kiến thức học sinh đã học cái gì, cụ thể là "nhìn" về kiến thức lớp 11, lớp 12, ít hướng tới năng lực học đại học. Vì vậy, trong tương lai, các trường ĐH, CĐ sẽ tự chủ tuyển sinh và kì thi đánh giá năng lực sẽ hướng tới mục đích này.

Trước thắc mắc, ĐHQG TP.HCM và Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM) cùng tổ chức kì thi đánh giá năng lực, ông Nghĩa cho rằng về kỹ thuật, kì thi của "mẹ" được xây dựng cùng với cách tiếp cận tương tự như kì thi SAT1. Các câu hỏi có tính chất chung và đánh giá toàn diện nặng lực học sinh. Còn kì thi của "con" được xây dựng cùng với cách tiếp cận tương tự như kì thi SAT2, các câu hỏi đi vào chi tiết từng môn. Như vậy dù cả “mẹ và con” đều tổ chức thi đánh giá năng lực nhưng nội dung không giống nhau.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM cho biết, các trường đang và sẽ phải giải đáp câu hỏi của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cách đây mấy năm "Giả sử ngày mai không còn thi THPT quốc gia thì các trường lấy cái gì để tuyển sinh?”

Theo ông Nghĩa, hiện nay các trường luôn có tới 4-5 phương thức tuyển sinh nhưng vẫn rất căng và không tuyển đủ thí sinh.

Tuyển thẳng thí sinh đạt giải quốc gia hoặc ưu tiên xét tuyển thẳng từ những trường phổ thông hàng đầu, các trường vẫn chưa đủ thí sinh. Còn phương thức xét tuyển từ kì thi THPT quốc gia là chủ yếu lại phụ thuộc quá nhiều vào Bộ GD-ĐT.

"Còn nhớ năm 2015, một thí sinh đăng ký 4 nguyện vọng vào 1 trường làm chúng tôi tuyển rất sướng. Năm 2016, một thí sinh đăng ký 4 nguyện vọng vào 2 trường, lập tức có khó khăn. Đến năm 2017 không giới hạn nguyện vọng nhiều trường "lao đao". Còn năm 2018 thì chưa biết thế nào nhưng cũng không khác năm 2017. Do vậy chúng tôi không thể mãi dựa vào kì thi THPT mà phải có kì thi đánh giá năng lực”- ông Nghĩa nói.

Share this:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2014 Báo Học Tập. Designed by Quản Dương