TIN MỚI

Chiến lược Marketing quyết định thương hiệu trường đại học như thế nào?

Đối với các trường đại học lớn trên thế giới, "thương hiệu" đã trở thành vấn đề sống còn cho sự tồn tại và phát triển. Vậy còn các trường đại học ở Việt Nam thì sao?
Xem thêm:
- Tư vấn chọn ngành nghề phù hợp
- Các ngành hot trong tương lai 5 -10 năm tới

Thương hiệu đại học - Đừng chờ “Hữu xạ tự nhiên hương”


Hầu hết các trường đại học ở Hà Nội hiện nay đều chú trọng tới nhiệm vụ chính là Giáo dục - Đào tạo nhằm trang bị kiến thức cho sinh viên, mà không quan tâm nhiều tới yếu tố thương hiệu. Bởi lẽ, có quan điểm truyền thống cho rằng môi trường đại học là môi trường hàn lâm, chính vì vậy không nên đặt nặng yếu tố kinh doanh. Tuy nhiên, quan điểm này đang dần bị lung lay trong xu thế cạnh tranh giữa các trường đại học hiện nay, đặc biệt trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 đang mang tới những thay đổi to lớn.

Bởi giáo dục cũng chính là một loại hình “dịch vụ”. Mà bất kỳ loại hình dịch vụ nào đều cần có các nỗ lực tiếp thị và thúc đẩy hình ảnh. Bên cạnh yếu tố chất lượng được đặt lên hàng đầu thì yếu tố tiếp thị hình ảnh đang ngày càng được coi trọng.

Trên thế giới, từ những tên tuổi đại học lớn như Havard, Oxford, Cambridge…tới các trường đại học nhỏ, mỗi trường đều có bộ phận truyền thông riêng. Còn ở Ấn Độ, hiệp hội các trường đại học ở nước này còn thành lập riêng cả một Hội đồng truyền thông và quan hệ công chúng nhằm giúp đỡ, tập huấn cho cán bộ truyền thông ở các trường đại học.

Thu hút sinh viên giỏi, xây dựng thương hiệu và tên tuổi là nhiệm vụ sống còn của các trường đại học ở Việt Nam hiện nay, trong bối cảnh các trường đang phát triển theo lộ trình tự tuyển sinh, cũng như tự chủ về tài chính.

Truyền thông đại học ở Việt Nam: Sự thắng thế của các trường quốc tế


Nếu như trước đây, cánh cửa đại học bị coi là cánh cửa hẹp với rất nhiều sĩ tử thì hiện nay, với số lượng tăng lên của các trường dân lập, trường quốc tế, các khoa hợp tác quốc tế của các trường đại học tốp đầu…sĩ tử có nhiều lựa chọn hơn. Đó cũng là thách thức với các trường công vẫn còn giữ quan điểm “hữu xạ tự nhiên hương”.

Theo báo cáo mới nhất năm 2016 thuộc nghiên cứu “Giá trị của giáo dục” với tên gọi “Những nền tảng cho tương lai” được ngân hàng HSBC công bố, Việt Nam có hơn 110.000 du học sinh tại 47 quốc gia trên thế giới, ước tính chi phí du học của họ vào khoảng 3 tỷ USD mỗi năm.

Nắm được nhu cầu đó, các trường đại học quốc tế bắt đầu coi Việt Nam là thị trường màu mỡ. Với bằng cấp quốc tế, chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh, môi trường học tập cùng các giảng viên nước ngoài, thời gian học được rút ngắn, học phí vừa phải, cơ hội được học tập tại nước ngoài…những trường quốc tế ngay lập tức chinh phục các bậc phụ huynh.

Tuy nhiên, cũng phải khẳng định một điều rằng các trường quốc tế có ưu thế hơn về làm truyền thông, đặc biệt là vấn đề ngân sách. Hiện nay, các trường công lập tại Việt Nam cũng đang dần dịch chuyển để phát triển chiến lược truyền thông nhằm thu hút lôi kéo sinh viên (cũng do tác động của việc các trường bắt đầu thực hiện tự chủ tài chính). Các hoạt động truyền thông của các trường diễn ra nhiều hơn như tăng số lượng học bổng cho tân sinh viên, tổ chức các ngày hội OPEN DAY (cho học sinh cấp 3 tham quan tìm hiểu môi trường đại học), mở thêm các chuyên ngành hợp tác quốc tế…

Chiến lược truyền thông nào hiệu quả cho các trường đại học ở Việt Nam?


Với nhiệm vụ phát triển thương hiệu, đẩy mạnh hoạt động marketing hiệu quả, các trường đại học ở Việt Nam có thể tham khảo các chiến lược phát triển truyền thông sau đây:

Làm truyền thông bằng cách nâng tầm chất lượng giáo dục


Yếu tố hàng đầu tạo nên một chiến lược truyền thông thành công vẫn nằm ở chất lượng giáo dục của chính tổ chức đó. Phụ huynh và học sinh sẽ quan tâm đến những thông tin về chất lượng giảng dạy, tỉ lệ giáo sư/tiến sĩ/giảng viên giỏi của nhà trường, các cơ hội hợp tác giáo dục, chất lượng sinh viên đầu ra, thống kê về số lượng sinh viên có việc làm ngay sau tốt nghiệp, bằng cấp của nhà trường được công nhận thế nào. Trước khi làm truyền thông, bản thân nhà trường phải có một bản “giới thiệu” thực sự ấn tượng.

Xây dựng bộ phận truyền thông chuyên biệt

Hiện nay, rất nhiều trường đại học ở Việt Nam đã bắt đầu xây dựng bộ phận truyền thông riêng biệt. Điều này giúp nhà trường dễ vạch ra các chiến lược tiếp thị hình ảnh hấp dẫn, có đầu tư, đồng thời tăng tương tác với các đối tượng khách hàng tiềm năng. Một số trường không đủ tiềm lực về tài chính hoặc muốn tập trung vào công việc chính là giáo dục, họ sẽ liên kết với một bên thứ 3 là cầu nối giữa phụ huynh, học sinh và nhà trường. AUM là một đơn vị như vậy

Sử dụng các công cụ digital marketing


Thời đại 4.0 đòi hỏi mỗi trường cần thúc đẩy việc tiếp thị hình ảnh của mình trên mạng xã hội, cũng như sử dụng các công cụ digital marketing. Gửi đi những email giới thiệu về nhà trường và các hoạt động tuyển sinh, sử dụng quảng cáo, tối ưu hóa tìm kiếm, quảng bá trên mạng xã hội, fan page, … là những cách mà các trường đại học hiện nay đang sử dụng.

Lan truyền những thông tin review tốt

Không gì tuyệt vời hơn bằng việc để người khác nói tốt về trường đại học của bạn. Người khác ở đây chính là những sinh viên đang theo học, các sinh viên trường khác, những phụ huynh tham gia các buổi giới thiệu tuyển sinh… Điều này đòi hỏi các trường đẩy mạnh hoạt động nội bộ, cũng như tích cực tương tác với những người quan tâm.

Thúc đẩy hoạt động PR

Đối với đặc thù ngành giáo dục, sự uy tín là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Và PR là phương cách tốt nhất giúp doanh nghiệp chuẩn bị và tạo uy tín. Thậm chí quảng cáo cũng không có được khả năng này. PR giúp doanh nghiệp tạo dư luận tốt thông qua sự ủng hộ của giới truyền thông và các chuyên gia phân tích thương mại.

Hơn nữa, chi phí cho hoạt động PR thấp hơn các loại hình khuyến mãi khác. Khi so sánh chi phí cho chiến dịch tiếp thị trực tiếp hoặc đăng một mẫu quảng cáo với chi phí cho một thông cáo báo chí đương nhiên mẫu thông cáo báo chí sẽ có một lượng công chúng rộng rãi hơn.

Như vậy trong xu thế hiện tại, hoạt động PR có thể nói là giải pháp vàng cho doanh nghiệp kinh doanh giáo dục vì nó tạo ảnh hưởng tốt, hữu hình, với chi phí thấp, tạo được tiếng vang khi chuyển tải hình ảnh doanh nghiệp đến công chúng.

Tóm lại, dù lựa chọn cách thức marketing nào, các trường đại học ở Việt Nam hiện nay vẫn cần thúc đẩy hoạt động truyền thông để nâng cao thương hiệu trong một thị trường giáo dục đầy cạnh tranh.

Share this:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2014 Báo Học Tập. Designed by Quản Dương